Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tổng hợp những thông tin liên quan đến chiến lược SEO website, mà bạn có thể sẽ cần biết đến. Để có thể giúp ích trong quá trình xây dựng và phát triển website theo hướng hiệu quả nhất. Mời bạn cùng Vicimis marketing tìm hiểu cách xây dựng chiến lược SEO cho doanh nghiệp qua nội dung bên dưới nhé.
Chiến lược SEO là gì?
Chiến lược SEO website là kế hoạch chi tiết các bước tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đạt hiệu quả cao. Khác với kế hoạch SEO chung, chiến lược SEO cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp xác định rõ những việc cần làm để đạt mục tiêu. Một chiến lược SEO chi tiết là nền tảng quan trọng cho SEOer trước khi triển khai SEO.
Khác với kế hoạch SEO, chiến lược SEO cung cấp một cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xác định rõ các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu. Việc xây dựng một chiến lược SEO chi tiết là điều cần thiết cho các SEOer trước khi bắt tay vào thực hiện công việc SEO.
Tại sao cần xây dựng chiến lược SEO?
Giúp tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng
Chiến lược SEO giúp bạn tiếp cận nhiều người tiêu dùng nhờ lợi thế xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Điều này mang lại lợi ích lớn là tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng mà không tốn phí. Khi khách hàng tìm kiếm thông tin trên internet, SEO giúp website của bạn xuất hiện ở top Google, tránh việc mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng nếu không được tối ưu hóa.
Tăng độ nhận diện cho thương hiệu
Thay vì đầu tư lớn vào quảng cáo, viết báo hay PR, bạn có thể áp dụng chiến lược SEO để quảng bá thương hiệu thông qua website, từ đó tăng độ nhận diện với khách hàng.
Ngày nay, xuất hiện ở top Google là vô cùng quan trọng. Nếu không có mặt trên bảng xếp hạng tìm kiếm, bạn như đang kinh doanh mà bị khuất trong hẻm, khó tiếp cận được khách hàng.
Tiết kiệm chi phí với chiến lược SEO rõ ràng
Thay vì chúng ta phải trả tiền cho SEO thường được tính dựa trên số lượng từ khóa khi thuê dịch vụ bên ngoài hoặc trả lương cho bên thứ ba để tối ưu SEO chỉ tập trung vào một số từ khóa lên top. Mà việc tối ưu SEO toàn diện sẽ tối ưu hóa toàn trang web liên quan đến các từ khóa chính, giúp tăng khả năng tiếp cận và lượng khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Tỷ lệ chuyển đổi cao
Chiến lược SEO giúp tăng tỷ lệ chuyển nhờ khả năng thu hút khách hàng thông qua vị trí xếp hạng tìm kiếm. Doanh nghiệp xếp hạng càng cao, tỉ lệ chuyển đổi càng lớn. Theo thống kê từ khóa ở vị trí top #1 thường thu hút 30% lượng nhấp chuột so với số lần hiển thị, tăng đáng kể khả năng tiếp cận khách hàng và chuyển đổi thành doanh số.
Cách xây dựng chiến lược SEO website cho doanh nghiệp
Bước 1: Thấu hiểu đối tượng khách hàng
Hiểu rõ khách hàng là yếu tố cốt lõi để xây dựng chiến lược SEO hiệu quả. Khi thấu hiểu khách hàng, bạn có thể cung cấp nội dung giá trị và phù hợp. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khảo sát, form survey, hoặc dữ liệu khách hàng sẵn có để xác định nhu cầu và insight của khách hàng mục tiêu.
Bước 2: SEO Audit – Kiểm tra tình trạng website
SEO Audit giúp đánh giá “sức khỏe” của website, xác định các vấn đề cản trở sự phát triển và tìm ra cơ hội để vượt qua đối thủ. Mona Media có ưu thế nhờ nền tảng thiết kế website và SEO tổng thể, giúp dễ dàng nắm rõ các yếu tố cần tối ưu để đạt hiệu quả cao.
Các mảng quan trọng trong SEO Audit bao gồm:
- Audit Content: Đánh giá nội dung trên website, xem có đủ giá trị và hấp dẫn không.
- Audit Technical: Kiểm tra khả năng thu thập dữ liệu của Googlebot, đảm bảo các trang quan trọng được index.
- Audit Onpage: Kiểm tra các yếu tố tối ưu nội bộ trên trang đã chuẩn SEO chưa.
- Audit Offpage: Đánh giá chất lượng backlink về website và phát hiện backlink bẩn từ đối thủ.
- Audit Entity: Kiểm tra sự nhất quán và xác thực thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ.
Một số công cụ hỗ trợ SEO Audit:
- Ahrefs: Kiểm tra từ khóa, thứ hạng, hồ sơ backlink và phân tích đối thủ.
- Screaming Frog: Phát hiện các lỗi như duplicate content, thin content, lỗi internal link và broken link.
- Google Analytics (GA): Đánh giá lưu lượng truy cập, lọc traffic spam và bot, phân khúc người dùng, thiết lập mục tiêu chuyển đổi.
- Google Search Console (GSC): Kiểm tra các lỗi kỹ thuật, submit sitemap, file robots.txt, xác minh website, và xử lý lỗi bảo mật.
- Google Tag Manager (GTM): Quản lý các tag và sự kiện theo dõi, giúp theo dõi chuyển đổi một cách chính xác và chi tiết.
Thiết lập chiến lược SEO bài bản giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để tối ưu hóa website và đạt được kết quả SEO bền vững.
Một số công cụ hỗ trợ audit website
- Ahrefs: Dùng để kiểm tra từ khóa, thứ hạng của các trang, hồ sơ backlink, và phân tích website đối thủ. Ahrefs cũng cung cấp chỉ số RD (referring domain) để đánh giá các trang web liên kết đến website của bạn.
- Screaming Frog: Giúp phát hiện các lỗi trên website như duplicate content, thin content (nội dung mỏng), lỗi internal link, broken link, và các vấn đề chuyển hướng (redirect 301, 302, lỗi 404, v.v.).
- Google Analytics (GA): Các thông số cần kiểm tra trong GA bao gồm:Lọc traffic nội bộ và nhà cung cấp, lọc bot và traffic spam, loại bỏ self-referral và spam-referral, phân khúc người dùng, thiết lập mục tiêu chuyển đổi, kiểm tra hoạt động của site search, liên kết tài khoản Google Ads và Google Search Console, kiểm tra hoạt động của Content groups và đảm bảo mã tracking chính xác.
- Google Search Console (GSC): Kiểm tra và thiết lập phiên bản https và www, submit sitemap và file robots.txt, xác minh website, xử lý lỗi crawl, block page, vấn đề bảo mật, phần mềm độc hại, và các lỗi 404.
- Google Tag Manager (GTM): Đảm bảo cài đặt chính xác GTM cho website, các tag, sự kiện theo dõi, và kiểm tra kết nối chính xác của GA qua GTM để theo dõi dữ liệu một cách chi tiết.
Những công cụ này sẽ giúp bạn đánh giá và tối ưu hóa toàn diện website, tạo nền tảng mạnh mẽ cho chiến lược SEO.
Bước 3: Đề ra mục tiêu & KPI
Trong mọi chiến lược kinh doanh hay tiếp thị, xác định mục tiêu và KPI là bước thiết yếu giúp định hướng đúng. Trong SEO, mục tiêu thường chia làm hai hướng chính:
- Mục tiêu tương tác: Đặt ra các kỳ vọng như:
- Thu hút khách hàng tìm hiểu sản phẩm.
- Thu thập dữ liệu khách hàng như email để sử dụng cho remarketing.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Mỗi website nên có mục đích rõ ràng và CTA cụ thể, với lộ trình từ landing page → blog → nguồn → chuyển đổi.
- Mục tiêu chuyển đổi: Đây là đích đến cho các hoạt động SEO, bao gồm các bước nhỏ (micro-conversions) dẫn đến chuyển đổi chính.
- E-commerce: Mục tiêu cuối cùng là giao dịch.
- B2B, Content thông tin, SAAS: Mục tiêu là điều hướng người dùng xuống đáy phễu.
Các chuyển đổi thường gặp theo từng giai đoạn phễu AIDA:
A – Attention: Giai đoạn thu hút khách hàng: Giai đoạn doanh nghiệp cần tập trung gây chú ý, có thể qua việc đạt top 1 Google, tiêu đề hấp dẫn hoặc quảng cáo sản phẩm. Thông điệp nhấn mạnh để thu hút khách hàng ngày từ lần đầu tiếp xúc.
- I – Interest: Giai đoạn gây thích thú: Khi khách hàng đã chú ý doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chất lượng để khác hiểu thêm về sản phẩm. Mục tiêu ở giai đoạn này cần phải tương xứng với giá trị ban đầu, tránh gây hụt hẫng cho khách hàng nhằm giữ chân khách hàng càng lâu càng tốt.
- D – Desire: Giai đoạn khao khát: sau khi doanh nghiệp thúc đẩy khách hàng “ khao khát” sản phẩm bằng cách làm nổi bật các lợi ích thiết thực và nhắm đúng nhu cầu mục tiêu của khách hàng khi họ thấy sản phẩm hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của họ, mong muốn sở hữu sản phẩm sẽ trở nên mạnh mẽ và gần như tức thì.
- A – Action: Giai đoạn ra quyết định: Khi khách hàng đã đi đến giai đoạn này, bạn chỉ cần thêm một bước để chốt sale. Thành công ở giai đoạn cuối phụ thuộc vào chiến lược call to action (CTA) và các ưu đãi, chính sách thúc đẩy hành động nhanh chóng.
Xác định KPI cho chiến lược SEO: KPI nên được thiết lập dựa trên mục tiêu SEO chung. Ví dụ:
- Tăng thứ hạng từ khóa không mang thương hiệu và từ khóa liên quan chủ đề.
- Giải quyết các yếu tố cản trở công cụ tìm kiếm crawl và index website.
- Sửa lỗi website để cải thiện hiệu suất.
Ngoài ra, tránh đặt KPI chỉ dựa trên lượng Organic Traffic trong thời gian ngắn. Nên dành ít nhất 3 tháng để Google Analytics thu thập dữ liệu và phân tích, tạo cơ sở vững chắc cho các quyết định tiếp theo.
Bước 4: Phân tích đối thủ để tìm cơ hội
Bước tiếp theo là phân tích website của đối thủ để hiểu rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là nguồn ý tưởng quan trọng để hoàn thiện chiến lược SEO của bạn. Các công cụ như Ahrefs, SEMrush, Kissmetrics, Moz Pro sẽ giúp bạn phân tích từ khóa, backlink, cấu trúc liên kết nội bộ của đối thủ, từ đó tối ưu hóa chiến lược SEO của chính mình.
Bước 5: Đánh giá tài nguyên của bạn
SEO không chỉ ảnh hưởng đến lập trình mà còn liên quan đến các bộ phận khác như tiếp thị, bán hàng và công nghệ thông tin (CNTT). Để đạt hiệu quả cao, cần sự phối hợp giữa các bộ phận:
- Bộ phận bán hàng: Cung cấp thông tin về sản phẩm đang được khách hàng quan tâm, từ đó hỗ trợ trong việc phát triển chiến lược SEO.
- Bộ phận marketing: Cung cấp nội dung, đồ họa thu hút khách hàng, cộng hưởng cùng chiến lược SEO.
- Bộ phận CNTT: Đảm bảo website hoạt động ổn định, hỗ trợ thiết kế web chuẩn SEO và cấu trúc dữ liệu hợp lý.
Mỗi bộ phận đóng góp một phần quan trọng vào thành công của chiến lược SEO toàn diện. Hãy liên hệ chúng tôi để hỗ trợ bạn tốt nhất